Phí CFS là phí gì? Loại phí rất đặc trưng và thường nghe đến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều người chưa thật sự hiểu biết về loại phí này. Do đó, CFS là phí gì? Hữu Toàn Logistics sẽ cập nhật thêm các thông tin về phí CFS. Đồng thời, giúp bạn hiểu rõ khái niệm phí CFS là phí gì trong bài viết này nhé.

CFS là gì?

CFS là viết tắt của Container Freight Station, trong ngành xuất xuất nhập khẩu, CFS có thể được hiểu theo ba tầng nghĩa. Liên quan đến địa điểm, giấy chứng nhận và một loại phí. Chi tiết như sau:

Đối với nghĩa liên quan đến địa điểm: CFS là loại kho chuyên dụng để nhập cáo hàng lẻ xuất nhập khẩu. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chia thành hàng LCL và FCL. Cụ thể, hàng FCL là hàng container và LCL là hàng lẻ được gom về kho. Nên kho hàng này thường được gọi là CFS.

Đối với nghĩa liên quan đến giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS:  Là một văn bản chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho doanh nghiệp. Nhằm chứng nhận hàng hoá đó được phép lưu hành tự do trong lãnh thổ của nước xuất khẩu.

Đối với nghĩa liên quan đến phí CFS: CFS là loại phí áp dụng cho hàng LCL, trong ngành dịch vụ vận tải biển, hay còn gọi là phí bốc xếp. Có thể tính tại kho hoặc phí kho bãi khi hàng hoá dỡ từ container đưa vào kho và ngược lại. Có thể hiểu đơn giản là tiền công cho bên bốc dỡ và đóng gói hàng hóa tại kho CFS để bù chi phí giữ hàng, thuê kho,…

CFS là gì?

Vai trò của phí CFS trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, phí CFS có 3 vai trò tiêu biểu sau:

Nguồn thu ngân sách của nhà nước

Các khoản phí CFS từ các đơn vị sở hữu hàng hoá thực hiện tại cảng hải quan chính là một nguồn thu ngân sách của nhà nước. Đồng thời, khoản thu phí này cũng được dùng để chi trả công cho các nhân viên. Và thực hiện các hoạt động bảo trì, sửa chữa tại cảng biển hải quan.

Đảm bảo quy định của pháp luật

Đối với hàng lẻ LCL, có một số trường hợp về luật pháp mà các hoạt động xuất nhập khẩu cần lưu ý. Kho CFS nhận nhiệm vụ chứa các hàng hoá nhập khẩu chưa làm dịch vụ thủ tục hải quan

Kho cũng cho phép nhập vào các loại hàng xuất khẩu dù đã làm thủ tục hải quan. Và hàng đã đăng ký xong nhưng cần phải đưa vào kho để kiểm tra thực tế. Các loại hàng này sẽ được tiến hành thu phí CFS.

Vai trò của phí CFS trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá

Quy trình thu phí CFS

Nhiều bạn thắc mắc CFS fee là phí gì? cũng giống như phí CFS thông thường, hải quan tại cảng sẽ thu đối với các hoạt động xuất nhập khẩu từ cảng và kho CFS.

Quy trình này sẽ được thực hiện theo trình tự sau:

  1. Nhân viên tại cảng thu phí CFS trực tiếp từ Forwarder.
  2. Forwarder sẽ thu lại phí từ chủ hàng đã gửi hàng đi xuất hoặc nhập khẩu theo chi phí CFS quy định.

Mức phí CFS hiện nay

Mức phí CFS sẽ tính theo đơn vị CBM, dao động từ 15$ – 18$ / CBM hàng. Thực tế, mức phí này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuỳ vào dịch vụ của mỗi đại lý và mỗi thời điểm.

Tham khảo: Tìm hiểu về hệ thống quản lý hàng tồn kho hiệu quả cho doanh nghiệp

Tham khảo: Vận đơn sạch và những thách thức đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Mức phí CFS hiện nay

Điểm khác biệt giữa hai loại phí CFS và THC

Hai loại phí CFS và THC được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là phí xếp dỡ hàng, nó giống như khi các bạn sử dụng dịch vụ cho thuê kho nhỏ hay kho chung, khi xuất nhập hàng hóa từ xe tải, xe container cũng sẽ chịu thêm phí xuất nhập . Nên nếu không phải là người chuyên nghiệp, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn thông tin. Thực chất, hai loại phí này lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

Phí CFS là phí mà Forwarder thu khi hàng của bạn đang ở trong kho CFS. Chờ bốc xếp, đóng gói hoặc tháo dỡ hàng vào container và đợi consignee nhận hàng hoặc phát hàng. Được tính theo đơn vị là mét khối CBM.

Phí THC là phí mà Forwarder thu khi họ thực hiện bốc xếp hàng lên và xuống cảng tàu. Được tính theo đơn vị là container.

Sự khác nhau giữa CY và CFS

Khu Vận Chuyển Container – CY: CY là khu vực dành cho container, thường đặt tại các cảng. Container sẽ được giữ tại đây trước khi được xếp lên tàu hoặc sau khi được dỡ từ tàu.

Trạm Hàng Container – CFS: CFS là nơi tập trung hàng hóa từ người gửi để đóng vào container, hoặc phân phối hàng hóa từ container cho người nhận và thường đặt khu vực cảng. CFS thường được sử dụng khi vận chuyển hàng LCL (Less Than Container Load).

Bên cạnh đó còn có một số thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu:

CY/CFS: Dịch vụ vận chuyển container từ địa điểm của người gửi đến người nhận.

CY/CY: Vận chuyển toàn bộ container từ cảng người gửi đến cảng người nhận.

CFS/CFS: Đối với hàng lẻ, người gửi mang hàng đến khu vực tập kết để đóng vào container; container sau đó được di chuyển đến khu vực tập kết gần người nhận để dỡ hàng, và người nhận phải đến đó để nhận hàng.

CY/CFS: Nhận container đầy đủ hàng từ cảng người gửi, đưa về trạm thu gom gần người nhận và dỡ hàng; người nhận phải đến trạm thu gom để nhận hàng.

CFS/CY: Người gửi mang hàng đến khu vực tập kết để đóng vào container, sau đó container sẽ được giao đến cảng của người nhận.

Sự khác nhau giữa CY và CFS

Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS

CFS hay còn gọi là Giấy Chứng Nhận Lưu Hành Tự Do, là một loại tài liệu quan trọng được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

CFS chứng nhận rằng sản phẩm hoặc hàng hóa trong tài liệu đã được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại quốc gia xuất khẩu.

Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg  quy định về việc cấp CFS cho sản phẩm và hàng hoá xuất khẩu, cũng như nhập khẩu.  Đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất trong nước với mục đích xuất khẩu. Sản phẩm không nhất thiết phải được bán thực tế tại quốc gia sản xuất, chỉ cần có quyền được phép bán và lưu hành tại thị trường đó là đã đủ điều kiện để được cấp CFS.

CFS thường được cấp bởi các cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, và có thể được biết đến với các tên gọi khác như CPP, FSC, hoặc các tên khác.

Thủ tục xin cấp giấy lưu hành tự do CFS

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

Hồ sơ thương nhân bao gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân (theo mẫu quy định)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính)
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính)
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (theo mẫu quy định)

Bước 2: Làm hồ sơ đề nghị cấp CFS

Hồ sơ đề nghị cấp CFS bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp CFS (theo mẫu quy định) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ
  • Bản sao chứng thực của bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa, tài liệu đi kèm,…)
  • Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS

Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS

Thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu và cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu: Bộ Y Tế; Bộ Công Thương; Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời hạn sử dụng tối đa của giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS là 2 năm kể từ ngày được cấp.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin làm rõ phí CFS là phí gì? và điểm khác nhau giữa phí CFS cùng THC. Hy vọng với nội dung Hữu Toàn Logistics chia sẻ, bạn sẽ có thêm kiến thức về lĩnh vực xuất nhập khẩu.

  • Hữu Toàn Logistics
  • Địa chỉ: 5/219 Thủ Khoa Huân, Tổ 4A, Hòa Lân 1, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.
  • Hotline: 0937707327
  • Email: info@huutoanlogistics.com
  • Website: https://huutoanlogistics.com
5/5 - (3 bình chọn)