Vận đơn đường biển là một tài liệu phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực vận tải. Tài liệu này thể hiện mối liên hệ giữa người mua, người bán và người vận chuyển. Vậy bạn biết cách đọc vận đơn đường biển Hữu Toàn Logistics đúng cách chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cách đọc vận đơn đường biển chi tiết đúng cách
Cách đọc vận đơn đường biển chi tiết đúng cách

Bill no. & lines/ shipper/ consignee/ Notify party

[1] Bill no. & lines (Số vận đơn): do người phát hành vận đơn đặt. Số vận đơn được dùng để tra cứu vận đơn đường biển, lô hàng và khai báo hải quan. Thông tin về Hãng tàu (Lines) cho biết tên hãng tàu và Logo để nhận biết dễ dàng.

[2] Shipper (Người gửi hàng): chỉ “tên và địa chỉ của người xuất khẩu” (nếu là House B/L). Biểu thị “ tên và địa chỉ của người giao nhận” (nếu là Master B/L). 

[3] Consignee (Người nhận hàng): được thể hiện bằng nhiều cách tùy vào loại vận đơn và phương thức thanh toán mà hợp đồng xuất nhập khẩu quy định. Mục này có thể ghi “tên và địa chỉ người nhập khẩu”; có thể ghi “To order of + tên + địa chỉ ngân hàng”; có thể ghi “To order of shipper”, hoặc có thể bỏ trống.

[4] Notify party (Bên được thông báo: thường ghi là “same as consignee – giống với mục người nhận hàng” hoặc ghi “tên + địa chỉ người nhập khẩu” hoặc “tên + địa chỉ bên thứ 3” theo yêu cầu bên người nhập khẩu.

Xem thêm: Mẫu vận đơn đường biển mới nhất 2023 tại Hữu Toàn Logistics

Vessel name/ Voyage no./ port of loading/ port of discharge/ party to contact for cargo release

[5] Vessel and Voyage No (Tên tàu): thể hiện tên riêng của tàu chở hàng và mã hiệu của chuyến đi, sử dụng để tra cứu lô hàng và khai báo hải quan.

[6] Port of loading – POL (Cảng xếp hàng): tên cảng bốc hàng lên tàu ở nước xuất khẩu, có thể ghi thêm nơi nhận hàng để chở nếu nhận hàng trong nội địa.

[7] Port of discharge – POD (Cảng dỡ hàng): tên cảng dỡ hàng xuống tàu ở nước nhập khẩu, có thể ghi thêm nơi giao hàng nếu giao hàng trong nội địa. 

[8] Party to contact for cargo release (Bên liên hệ để giải phóng hàng): ghi thông tin liên hệ của đại lý vận tải cảng đến. Người nhập khẩu sẽ liên hệ với đại lý này để xuất trình vận đơn đường biển, lấy lệnh giao hàng, nộp cước và phí vận tải (nếu có).

Description Of Goods/ Packages/ Containers No./ Seal No./ Gross Weight/ Measurements

[9] Description of goods (Mô tả hàng hóa): ghi tên chung chung của lô hàng và mã HS (nếu có).

[10] Packages (Số kiện và cách đóng gói): ghi số lượng kiện, số lượng container, số thùng,… của chuyến hàng.

[11] Container and Seal No (Số container, số chì): ghi mã container và mã niêm phong container để thuận tiện việc giao nhận và bốc dỡ.

[12] Gross weight & measurements (Khối lượng, thể tích): ghi khối lượng cả bì của cả lô hàng và tổng thể tích của lô hàng để thuận tiện giao nhận và bốc dỡ.

Freight and charges/ On board date/ Number of original/ place and date of issue/ carrier’s signature

[13] Freight & charges (Cước phí vận tải và phụ phí): trên B/L thường không đề cập rõ tiền cước và phí mà ghi chung chung việc tiền cước đã trả hoặc phải thu. Hoặc thể hiện việc tiền cước và phí được thanh toán tại đâu.

[14] On board date (Ngày hàng lên tàu): ghi ngày người xuất khẩu giao hàng chính thức. Ngày hàng lên tàu có thể giống hoặc khác với ngày phát hành vận đơn.

[15] Number of original (Số bản vận đơn gốc): đa số vận đơn đều thể hiện được phát hành mấy bản gốc. Thông thường B/L được phát hành thành 3 bản gốc, nhưng cũng có khi không phát hành bản gốc do sử dụng Telex Release.

[16] Place and date of issue (Thời gian và địa điểm cấp vận đơn): ghi tên thành phố và ngày phát hành vận đơn. Chỉ phát hành vận đơn cho khách hàng khi hàng đã thông quan, container đã hạ bãi chờ xuất tàu hoặc đã đóng vào kho CFS.

[17] Carrier’s signature (Chữ ký của người vận tải): thể hiện tên và chữ ký của người vận tải hoặc đại lý ủy quyền.

On the back

Mặt sau gồm những quy định liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hoặc thay đổi gì.

Mặt sau gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản chung, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản miễn trách của người chuyên chở, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở,…

Lưu ý cần nhớ khi đọc vận đơn đường biển

Vì đây được xem là một hợp đồng vận chuyển nên người gửi và người nhận phải xem thật kỹ các thông tin trên vận đơn, cần lưu ý và cần nhớ cách đọc vận đơn đường biển:

– Thông tin về Shipper, Consignee và Notify of Party.

– Port of Discharge và Place of Delivery, tránh giao hàng sai cảng và sai địa chỉ.

– Thông tin mô tả về hàng hóa.

– Số lượng, số khối, trọng lượng hàng hóa.

– Số Container và số Seal.

Trên đây là cách đọc vận đơn đường biển đúng cách và những lưu ý quan trọng khi đọc vận đơn. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ Logistics hãy liên hệ với Hữu Toàn Logistics để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Chức năng của vận đơn đường biển

Lưu ý cần nhớ khi đọc vận đơn đường biển
Lưu ý cần nhớ khi đọc vận đơn đường biển

Hữu Toàn Logistics đang không ngừng hoàn thiện các giải pháp vận chuyển một cách hiệu quả về cách đọc vận đơn đường biển, cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất trên thị trường. Đến với Hữu Toàn Logistics, quý khách hàng sẽ được đảm bảo về: khâu đóng gói an toàn, dịch vụ phương tiện vận chuyển nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Thông tin liên hệ:

  • Hữu Toàn Logistics
  • Địa chỉ: 5/219 Thủ Khoa Huân, Tổ 4A, Hòa Lân 1, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.
  • Hotline: 0937707327
  • Email: Info@huutoanlogistics.com
  • Website: https://huutoanlogistics.com
5/5 - (2 bình chọn)