Nhu cầu thuê kho hàng ngày một tăng cao để phục vụ nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về việc thuê kho chứa hàng có cần đăng ký kinh doanh hay không? Hãy cùng làm sáng tỏ điều này theo căn cứ của pháp luật ngay sau đây.
Kho chứa hàng có phải địa chỉ kinh doanh không?
Kho chứa hàng là không gian quan trọng dành cho việc lưu trữ hàng hoá và bảo quản các trang thiết bị, máy móc liên quan đến quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, kho chứa hàng có thể trở thành điểm hoạt động kinh doanh với đối tác và khách hàng khi cần thiết. Về pháp lý, kho chứa hàng thường được coi là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có ba hình thức đơn vị phụ thuộc chính, đó là:
- Chi nhánh của doanh nghiệp
- Địa điểm kinh doanh
- Văn phòng đại diện doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 3, Điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2022, địa điểm kinh doanh được xác định là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể. Mặc dù việc thuê kho chứa hàng không phải là một hoạt động kinh doanh trực tiếp, nhưng để thuận tiện trong quá trình vận hành và kê khai thuế, nhiều doanh nghiệp vẫn đăng ký kinh doanh cho kho chứa hàng mà họ thuê. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ đăng ký dưới hình thức chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh để thể hiện đầy đủ quy định và quy trình pháp lý.
Thuê kho chứa hàng có cần đăng ký không?
Theo quy định tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc chính của doanh nghiệp, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính, bao gồm số điện thoại, số fax và thư điện tử.
Xem thêm:
- Layout kho hàng là gì? Lợi ích giải pháp tối ưu cho kho hàng
- Mô hình kho hàng thông minh trong thời đại 4.0 hiện nay
Luật Doanh nghiệp 2022, tại Khoản 3, Điều 44, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể. Mặt khác, Khoản 21, Điều 4 quy định rằng khi doanh nghiệp thực hiện liên tục một số hay tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, cung ứng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, thì cả trụ sở và địa điểm kinh doanh đều là nơi doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh.
Điểm a, Khoản 2, Điều 31 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP Luật Doanh nghiệp 2022 cho biết, doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh tại địa chỉ khác, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
Do đó, không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thiết lập địa điểm kinh doanh ở nơi khác ngoài trụ sở chính. Họ cũng không cần phải thực hiện các thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh tại trụ sở chính.
Khi đăng ký kinh doanh cho kho hàng, doanh nghiệp có thể lựa chọn thành lập chi nhánh. Thông thường, để quy trình đơn giản, doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh cho kho chứa hàng trực tiếp.
Vậy nếu doanh nghiệp quyết định thuê kho chứa hàng để kinh doanh, họ cần thực hiện các thủ tục xin phép tại phòng đăng ký kinh doanh. Các địa điểm này cần được ghi chép chính xác trên giấy tờ, như giấy phép kinh doanh, để tiện cho các cơ quan chức năng kiểm tra.
Quy trình khi đăng ký kinh doanh cho kho chứa hàng
Để đăng ký kinh doanh cho thuê kho hàng diễn ra dễ dàng và trơn tru, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau.
Các loại giấy tờ Doanh Nghiệp cần chuẩn bị
Hồ sơ đăng ký kinh doanh khi thành lập chi nhánh bao gồm:
- Biên bản họp, quyết định của chủ sở hữu hoạc đại hội cổ đông
- Thông báo việc lập chi nhánh mới
- Bản sao giấy chứng thực chủ doanh nghiệp
- Văn bản uỷ quyền hoặc hợp đồng dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân được uỷ quyền
Hồ sơ đăng ký kinh doanh khi thành lập địa điểm kinh doanh:
- Thông báo của doanh nghiệp về lập địa điểm kinh doanh
- Văn bản uỷ quyền hoặc hợp đồng dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân được uỷ quyền
Quy trình đăng ký kinh doanh cho kho chứa hàng
Việc doanh nghiệp thuê kho đòi hỏi việc đăng ký kinh doanh để tuân thủ đúng theo quy trình và quy định của pháp luật. Điều này đã được Nhà nước quy định chi tiết trong luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Tiến hành thông báo về việc thành lập địa điểm kinh doanh/chi nhánh của doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại địa phương
- Bước 2: Trong vòng 3 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sẽ được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu Quốc gia. Ngược lại, doanh nghiệp cần thực hiện sửa đổi và bổ sung hồ sơ theo yêu cầu
- Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh/địa điểm kinh doanh từ cơ quan quản lý
Ngoài việc đăng ký kinh doanh khi thuê kho, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các bước khác như khai thuế môn bài, thuế GTGT, và thuế TNDN liên quan đến kho chứa hàng.
Hy vọng qua bài viết đã giải đáp được thắc mắc về thuê kho chứa hàng có cần đăng ký kinh doanh hay không. Nếu bạn đang có nhu cầu thuê kho chứa hàng, hãy liên hệ ngay với Hữu Toàn Logistics để được tư vấn giải pháp phù hợp.
Thông tin liên hệ:
- Hữu Toàn Logistics
- Địa chỉ: 5/219 Thủ Khoa Huân, Tổ 4A, Hòa Lân 1, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.
- Hotline: 0937707327
- Email: Info@huutoanLogistics.com
- Website: https://huutoanlogistics.com