Hiện nay, mỗi doanh nghiệp sẽ dựa vào lĩnh vực hoạt động của mình để áp dụng cách tính hàng tồn kho phù hợp. Nếu bạn không biết tính hàng tồn kho doanh nghiệp như thế nào thì hãy xem bài viết dưới đây. Bài viết sẽ chia sẻ đến bạn cách tính hàng tồn kho Hữu Toàn Logistics chuẩn xác nhất.

Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là các sản phẩm, thành phần cấu tạo hàng hóa và nguyên liệu thô mà một doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc bán hàng. Với vai trò lãnh đạo của doanh nghiệp, bạn cần thực hiện quản lý hàng tồn kho để đảm bảo rằng có đủ số lượng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, bạn cũng cân nhắc về việc dự đoán khi nào có thể xuất hiện tình trạng thiếu hụt để cải thiện quy trình sản xuất. 

Hàng tồn kho là gì?

Tuy nhiên, việc duy trì lượng hàng tồn kho lớn hơn so với nhu cầu thực tế của khách hàng cũng mang lại rủi ro lớn, vì nó có thể dẫn đến giảm doanh thu từ việc bán hàng.

Các loại hàng tồn kho

Dựa vào đặc điểm của hàng hóa, hàng tồn kho được phân loại thành 4 loại cơ bản như sau:

Nguyên liệu thô:

Là những nguyên liệu mà doanh nghiệp mua để sản xuất thành phẩm cuối cùng. Chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Cần duy trì đủ nguồn nguyên liệu thô để tránh gián đoạn trong quá trình sản xuất.

Bán thành phẩm:

Đây là một phần của nguyên liệu thô chưa hoàn thành sản xuất. Nên giữ ở mức thấp nhất có thể để tránh ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc giữ lượng bán thành phẩm ở mức phù hợp có thể giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Hàng thành phẩm:

Là thành phẩm cuối cùng được sản xuất từ nguyên liệu thô và có thể được bán trên thị trường.

Các loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho MRO:

MRO là viết tắt của Bảo trì – Sửa chữa – Nguyên liệu vận hành. Được xem như hàng hóa hỗ trợ, bao gồm các vật liệu như vòng bi, dầu bôi trơn, bu-lông, đai ốc,… để đảm bảo không có sự gián đoạn trong quá trình sản xuất.

Xem thêm:

Cách tính hàng tồn kho chi tiết

Hiện nay, có 3 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho phổ biến là phương pháp giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền và nhập trước, xuất trước.

Phương pháp giá đích danh

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng mặt hàng mua vào hoặc từng sản phẩm được sản xuất. Phương pháp này chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp có số lượng mặt hàng ít hoặc các mặt hàng ổn định và dễ nhận diện.

Theo phương pháp này, giá trị của sản phẩm, vật liệu, và hàng hóa xuất kho trong một lô hàng nhập cụ thể sẽ được tính dựa trên đơn giá nhập kho của lô hàng đó.

Ưu điểm của phương pháp này là nó tuân thủ nguyên tắc kế toán và chi phí thực tế, phản ánh giá trị thực tế của hàng tồn kho, đồng thời giá trị của hàng xuất kho phản ánh đúng doanh thu tạo ra.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có nhiều loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị thấp, hoặc loại hàng không dễ nhận diện, việc áp dụng phương pháp này trở nên khó khăn hoặc không khả thi.

Phương pháp tính bình quân gia quyền

Đây là phương pháp mà giá trị của từng hàng tồn kho sẽ được tính theo trung bình của từng sản phẩm tồn kho đầu kỳ và giá trị các mặt hàng được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Do đó, giá trị trung bình của hàng tồn kho sẽ tính dựa vào từng kỳ hoặc sau từng lô nhập về và phụ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp.

Phương pháp tính bình quân gia quyền

Theo giá bình quân cuối kỳ:

Cách tính hàng tồn kho này phù hợp để doanh nghiệp cho thuê kho xưởng có ít doanh điểm nhưng số lần nhập và xuất hàng lại nhiều áp dụng. Đồng thời, doanh nghiệp cần căn cứ vào giá thực tế hàng tồn đầu kỳ để xác định bình quân của một đơn vị sản phẩm.

Công thức tính như sau:

Đơn giá bình quân của cả kỳ = (Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ)

Ưu điểm: Quy trình đơn giản, chỉ cần tính toán 1 lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm: Có độ chính xác không cao và việc tính toán dồn vào cuối tháng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ các phần hàng khác.

Theo giá sau mỗi lần nhập:

Sau những lần nhập hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. 

Công thức tính:

Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = (Giá tồn kho sau mỗi lần nhập) / (Số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập)

Ưu điểm: có thể cập nhập giá hàng tồn kho chính xác và thường xuyên liên tục.

Nhược điểm: tốn nhiều công sức khi phải tính toán nhiều lần. Cách tính này chỉ nên được sử dụng tại doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, lưu lượng nhập xuất ít.

Phương pháp tính giá nhập trước, xuất trước

Phương pháp nhập trước, xuất trước được áp dụng dựa trên giả định rằng giá trị của hàng tồn kho mua hoặc sản xuất trước đó sẽ được xuất trước, và giá trị của hàng tồn kho còn lại cuối kỳ sẽ là giá trị của hàng tồn kho mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho được tính trên giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu hoặc gần đầu kỳ. Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá hàng nhập kho ở thời điểm cuối hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm, thường được áp dụng trong các ngành như thuốc, mỹ phẩm.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể tính toán ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán và quản lý. Trị giá vốn hàng tồn kho tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó, làm cho chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là làm cho doanh thu hiện tại không phản ánh chính xác những chi phí hiện tại. Doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị của sản phẩm, vật tư, hàng hóa từ quá khứ, và nếu có nhiều loại hàng hóa với số lượng lớn và liên tục nhập xuất, việc hạch toán và công việc kế toán có thể tăng lên đáng kể.

Ví dụ về cách tính hàng tồn kho

Công ty sản xuất Phú Hòa có các loại hàng tồn như sau:

  • Vật liệu tồn tháng 5 là 300kg với đơn giá là 4000 VNĐ/kg
  • Ngày 5/6 nhập kho hàng 400kg vật liệu có đơn giá là 3.500 VNĐ/kg
  • Ngày 6/6 xuất kho hàng 400kg vật liệu
  • Ngày 10/7 nhập kho hàng 200kg vật liệu với đơn giá là 3.700 VNĐ/kg
  • Ngày 21/10 xuất kho hàng 200kg vật liệu

Ví dụ về cách tính hàng tồn kho

Cách tính hàng tồn kho trong tháng như sau:

Trường hợp 1: Phương pháp thực tế đích danh

Công ty xuất kho 400kg ngày 6/6, nhập kho 400kg vào ngày 5/6 và 300kg thuộc số hàng tồn đầu tháng.

200kg vật liệu xuất hàng vào ngày 21 có 100kg thuộc lần nhập ngày 10 và 100kg thuộc số hàng tồn kho đầu tháng.

Giá vật liệu được xuất kho hàng trong tháng 6 là:

  • Xuất vào ngày 6: (100 x 4.000) + (300 x 3.500) = 1.450.000 VNĐ
  • Giá xuất kho 21: (100 x 4000) + ( 100 x 3.700) = 770.000 VNĐ

Trường hợp 2: Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền

Áp dụng tính 1 lần cuối tháng:

Đơn giá bình quân = (300 x 4000 + 400 x 3500 + 200 x 3.700) / (300+ 400+200) = 3.711 VNĐ.

Trị giá xuất kho trong tháng 

  • Ngày 6: 400 x 3.711 đồng = 1.484.444 VNĐ
  • Ngày 21: 200 x 3.711 đồng = 742.200 VNĐ

Tính theo từng lần xuất và trước có nhập hàng vào:

  • Đơn giá bình quân = (400 x 3500 + 200 x 3700) / (400+200) = 3.567 VNĐ 
  • Trị giá xuất ngày thứ 6 = 400 x 3.567 đồng = 1.426.800 VNĐ
  • Trị giá xuất ngày thứ 21 = 100 x 3.700 + 100 x 3.567 đồng = 1.096.700 VNĐ 

Trường hợp 3: Phương pháp nhập trước xuất trước

Trị giá từng vật liệu xuất kho trong tháng:

  • Trị giá xuất ngày thứ 6 = (200 x 3.000) + (200 x 3.500) = 1.300.000 VNĐ
  • Trị giá xuất ngày thứ 21 = ( 100 x 4000) + ( 100 x 3.700) = 410.000 VNĐ

Trên đây là các cách tính hàng tồn kho cuối kỳ kế toán được Hữu Toàn Logistics tổng hợp và giới thiệu đến bạn. Kế toán cũng như nhà quản lý có thể cân nhắc sử dụng để xác định giá trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp mình.

Thông tin liên hệ:

  • Hữu Toàn Logistics
  • Địa chỉ: 5/219 Thủ Khoa Huân, Tổ 4A, Hòa Lân 1, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.
  • Hotline: 0937707327
  • Email: Info@huutoanLogistics.com
  • Website: https://huutoanlogistics.com
5/5 - (2 bình chọn)