Hiện nay ngành dịch vụ logistics trong thương mại điện tử khá phổ biến trên thị trường, tuy nhiên khái niệm logistics cũng như lĩnh vực thương mại điện tử còn xa lạ đối với nhiều người. Vậy dịch vụ này đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của TMĐT và quy định pháp luật về dịch vụ logistics ở việt nam như thế nào?. Cùng ngành logistics thương mại điện tử là gì? Hữu Toàn Logistics tìm hiểu ngay thông tin về ngành dịch vụ hấp dẫn này trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành dịch vụ logistics thương mại điện tử
Ngành dịch vụ logistics hay còn được gọi là E – Logistics trong thương mại điện tử đề cập đến quy trình vận chuyển và lưu trữ hàng hoá cho một thị trường trực tuyến. Bao gồm công tác quản lý hàng tồn kho, chọn, đóng gói và vận chuyển các đơn hàng trực tuyến.
Dịch vụ logistics trong thương mại điện tử sẽ hỗ trợ nhà bán vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng cuối cùng. Đảm bảo hàng hóa sẽ được giao đi đúng hướng và giao đến nơi đúng thời gian.
Có thể nói rằng, trong thương mại điện tử, logistics là yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong đó:
- E – logistics B2C là các hoạt động hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nhà cung ứng đến nơi tiêu dùng. Thông qua môi trường mua bán điện tử. Đây là hình thức được rất nhiều đơn vị áp dụng và thành công.
- Đây là mô hình bán hàng online thông qua các kênh bán trực tuyến. Lợi thế của hình thức này là độ phủ thị trường lớn, độ phân hoá hàng cao, tần suất mua lớn. Đồng thời, sự đa dạng các mặt hàng, dịch vụ giao hàng nhanh chóng và thu tiền trực tiếp rất thu hút khách hàng.
Vai trò quan trọng của ngành logistics trong thương mại điện tử
Ngành logistics trong thương mại điện tử đóng vai trò rất quan trọng. Là yếu tố có thể quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp. Theo ý kiến của chuyên gia, thương mại điện tử muốn phát triển lớn mạnh thì không thế thiếu dịch vụ logistics.
Logistics giúp cho quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn. Đảm bảo sự chuẩn xác và an toàn cho doanh nghiệp. Đồng thời, giúp đơn vị tối ưu được các chi phí vận tải. Nhờ đó, sản phẩm được mang đến thị trường nhanh chóng và kịp thời hơn.
Với dịch vụ logistics thương mại điện tử, người tiêu dùng sẽ được hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình mua hàng. Họ có thể đặt hàng ở bất kì đâu và bất cứ thời gian nào. Chỉ cần order, lựa chọn đơn vị vận chuyển. Sản phẩm sẽ được bên dịch vụ vận tải đến lấy và giao đến tận tay khách hàng một cách nhanh nhất.
Hơn nữa, trong môi trường thương mại điện tử, nhà cung cấp và khách hàng không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Việc tạo dựng thương hiệu uy tín và niềm tin với khách hàng rất khó. Do đó, dịch vụ logistics sẽ rất có ích cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hợp tác với đơn vị vận chuyển uy tín giúp doanh nghiệp giao đúng sản phẩm với đúng địa điểm và đúng thời gian cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể đạt lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Tham khảo: Tìm hiểu vai trò của kho bãi trong logistics đối với các hoạt động thương mại điện tử.
Tham khảo: Cùng giải đáp thắc mắc xây nhà kho có phải xin giấy phép không tại đây.
Quy định của pháp luật về logistics trong thương mại điện tử ở Việt Nam
Pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam có tác động sâu sắc đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Những tác động này đã và đang diễn ra với sự phổ biến và tốc độ vượt xa của cuộc sống số. Đây là dịch vụ dự kiến là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và khẳng định những giá trị của thương mại điện tử. Vì thế, Nhà nước cần có những giải pháp thích hợp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong thương mại điện tử.
Logistics là dịch vụ bao gồm giao hàng nhận hàng, vận chuyển, cho thuê kho nhỏ và kho chung và lưu kho bãi, thủ tục hải quan, thủ tục giấy tờ liên quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì….
Tuy nhiên, khái niệm Logistics cũng như E-Logistics đối với thực trạng dịch vụ logistics ở Việt Nam còn khá mơ hồ đối với nhiều người, do vậy pháp luật nên nghiên cứu sâu và đánh giá đúng chức năng của nó mang lại. Nhờ đó phát triển những phương pháp mang lại hiệu quả kinh tế đối với thị trường trong và ngoài nước.
Dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong tình hình phát triển của thương mại điện tử và kinh tế Việt Nam. Hầu hết các dân số Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã chuyển sang mua sắm online nhiều hơn.
Do đó mà Việt Nam là nước đang phát triển cũng nên tập trung phát triển lĩnh vực logistics nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như phát triển kinh tế xã hội.
Chuỗi logistics trong thương mại điện tử
Trong quá trình phát triển của chuỗi logistics trong thương mại điện tử, hệ thống đã trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt là khi liên quan đến các bước từ giỏ hàng đến tay khách hàng. Các yếu tố quan trọng bao gồm:
Nhà cung cấp
Nhà sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa giữ hàng tồn kho sẵn để vận chuyển đến các địa điểm kinh doanh. Sau khi nhận đơn đặt hàng, họ chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm và gửi chúng đến các trung tâm thực hiện hoặc bộ phận logistics.
Trung tâm thực hiện
Các trung tâm thực hiện đóng vai trò như những kho lớn, đặt gần khách hàng cuối cùng để đảm bảo giao hàng nhanh chóng. Chúng không chỉ lưu trữ hàng hóa mà còn chịu trách nhiệm chọn, đóng gói, và vận chuyển đơn hàng ngay khi đặt. Những trung tâm này có thể thuộc sở hữu hoặc thuê bởi các doanh nghiệp thương mại điện tử hoặc công ty logistics bên thứ ba (3PL).
Trung tâm phân phối
Các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn thường phải duy trì nhiều trung tâm phân phối để giữ hàng tồn kho tại nhiều địa điểm khác nhau. Giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển, đặc biệt là đối với đơn đặt hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC) và B2B.
Cơ sở phân loại
Các cơ sở phân loại thường dành cho các cửa hàng thương mại điện tử quy mô lớn, đang xử lý lượng lớn các sản phẩm với nhiều mã SKU khác nhau.
Người vận chuyển
Các hãng vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển phát sản phẩm từ điểm xuất phát đến điểm đến cuối cùng. Các dịch vụ vận chuyển phổ biến như FedEx, UPS, USPS, và DHL thường sử dụng các phương tiện như xe tải và máy bay để vận chuyển hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp, việc chọn lựa hãng vận chuyển phù hợp là quan trọng để đảm bảo dịch vụ giao hàng mượt mà và đáng tin cậy.
Điểm khác nhau giữa logistics trong thương mại điện tử với Logistics truyền thống
Hoạt động logistics trong lĩnh vực thương mại điện tử và cửa hàng truyền thống có những khác biệt đáng kể. Trong khi dịch vụ logistics thương mại điện tử tập trung chủ yếu vào việc đưa sản phẩm đến tận cửa nhà khách hàng, thì logistics truyền thống lại hướng đến việc đưa sản phẩm đến cửa hàng bán lẻ.
Số lượng điểm đến
Các cửa hàng thương mại điện tử có khả năng vận chuyển hàng đến hàng tỷ địa chỉ người tiêu dùng trên thế giới. Trong khi các doanh nghiệp truyền thống thường tập trung hơn vào việc phân phối hàng hóa đến và từ các cửa hàng bán lẻ hoặc người bán buôn.
Kích thước lô hàng và khối lượng đặt hàng
Trong thương mại điện tử, nhiều cửa hàng thường gửi đơn đặt hàng có từ một đến một số mặt hàng. Thường là qua các bưu kiện, để phục vụ nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau.
Nhận tại cửa hàng so với giao hàng tận nhà
Các điểm bán lẻ truyền thống có thể cung cấp sự linh hoạt hơn cho khách hàng thông qua khả năng nhận hàng tại cửa hàng hoặc tại lề đường. Trong khi đó, dịch vụ logistics thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi nhất bằng cách giao hàng trực tiếp đến địa chỉ người tiêu dùng. Sự chọn lựa giữa nhận tại cửa hàng và giao hàng tận nhà thể hiện sự đa dạng và linh hoạt trong cách mà mỗi mô hình quản lý quá trình giao nhận hàng hóa.
Bài viết trên đã trình bày các thông tin về dịch vụ logistics trong thương mại điện tử. Hy vọng với nội dung mà Hữu Toàn Logistics đã chia sẻ, bạn sẽ có thêm kiến thức về dịch vụ mới này.
- Hữu Toàn Logistics
- Địa chỉ: 5/219 Thủ Khoa Huân, Tổ 4A, Hòa Lân 1, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.
- Hotline: 0937707327
- Email: info@huutoanlogistics.com
- Website: https://huutoanlogistics.com