Nguồn gốc của hàng hóa là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với những người cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vậy xuất xứ hàng hóa là gì? Pháp luật có quy định và cách xác định xuất xứ hàng hóa xuất xứ hàng hóa Hữu Toàn Logistics. Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Xuất xứ hàng hóa là gì? Cách xác định xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa là gì? Cách xác định xuất xứ hàng hóa

Xuất xứ hàng hóa là gì?

Xuất xứ của hàng hóa được hiểu là quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất toàn bộ sản phẩm hoặc thực hiện giai đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với sản phẩm, đặc biệt trong trường hợp có sự tham gia của nhiều quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong quá trình sản xuất.

Vai trò của xuất xứ hàng hóa

Quy tắc xuất xứ của hàng hóa áp dụng khi nhập khẩu có mục đích sau:

  • Thực hiện các biện pháp thương mại như thuế chống bán phá giá, biện pháp tự vệ và các công cụ tương tự.
  • Xác định hàng hóa nhập khẩu đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thương mại.
  • Đảm bảo tuân thủ quy định về nhãn và ghi nhãn cho hàng hóa.
  • Phục vụ cho việc mua sắm của chính phủ theo quy định.
  • Hỗ trợ thống kê thương mại.

Quy tắc xuất xứ giúp xác định tính hợp lệ của hàng nhập khẩu để áp dụng mức thuế ưu đãi. Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng chuyển hướng thương mại sẽ khó kiểm soát. Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không tham gia Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có thể chảy vào khu vực FTA thông qua các quốc gia thành viên khác. Do đó, mức thuế thấp nhất trong FTA có thể được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không tham gia FTA.

Quy tắc xuất xứ không chỉ là công cụ kỹ thuật để thực thi FTA, mà còn là một phần của Chính sách thương mại. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra chi phí cho các Doanh nghiệp, đặc biệt là về thủ tục giấy tờ và chi phí kế toán.

Xem thêm: Các quy định về dịch vụ cho thuê kho hóa chất

Xác định hàng hoá nhập khẩu đủ điều kiện
Xác định hàng hoá nhập khẩu đủ điều kiện

Hướng dẫn cách xác định xuất xứ hàng hóa

Cách để xác định xuất xứ hàng hóa dựa trên các nguyên tắc sau:

Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuần túy theo quy định không. Nếu không, chuyển sang bước 2.

Bước 2: Xác định mã số HS (Hải quan) chính xác của sản phẩm xuất khẩu (sử dụng mã HS 4 hoặc 6 số đầu tiên là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định).

Bước 3: Xem xét nước nhập khẩu của hàng hóa có liên quan đến Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết giữa quốc gia đó với Việt Nam, ASEAN hoặc có hưởng ưu đãi thuế quan GSP từ Việt Nam hay không. Nếu có, tiến tới bước 4.

Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có nằm trong danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định hay không. Nếu có, sản phẩm này sẽ không được xem là có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển sang bước 5.

Bước 5: So sánh thuế xuất khẩu để lựa chọn mẫu Chứng nhận Xuất xứ (C/O) (nếu có) để đề nghị cấp, nhằm đảm bảo rằng hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất.

Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có tuân theo quy định về xuất xứ phù hợp hay không.

Bước 7: Trong trường hợp sản phẩm không đáp ứng quy định xuất xứ tại bước 6, áp dụng các điều khoản đặc biệt sau đây:

Quy định vi phạm cho phép (Derogation/ Tolerance/ De Minimis) đối với nguyên vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ, theo tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”.

  • Quy định về việc kết hợp khu vực.
  • Quy định về việc kết hợp song phương.
  • Quy định về việc kết hợp khác và các quy định mở rộng liên quan.
  • Nếu hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ tại bất kỳ bước nào, bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy Chứng nhận Xuất xứ (C/O).

Lưu ý: Đảm bảo rằng hàng hóa xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu vận chuyển trực tiếp theo quy định của FTA để đảm bảo hưởng ưu đãi thuế tại nước nhập khẩu.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách đặt sku trên sản phẩm shopee đơn giản

Hướng dẫn cách xác định xuất xứ hàng hóa
Hướng dẫn cách xác định xuất xứ hàng hóa qua 7 bước

Các loại quy tắc xuất xứ hàng hóa

Quy tắc xuất xứ của hàng hóa có hai loại theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, bao gồm:

Quy tắc xuất xứ ưu đãi

Các quy định về xuất xứ ưu đãi áp dụng cho hàng hóa được cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi liên quan đến cả thuế quan và phi thuế quan, gồm hai phần chính:

  • Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo các Hiệp định quốc tế: Quá trình xác định xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu để hưởng lợi ích về thuế quan và phi thuế quan tuân theo các điều khoản trong các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Hướng dẫn cụ thể về việc này được quy định bởi Bộ Công Thương và dựa trên các điều khoản trong các Hiệp định quốc tế tương ứng.
  • Quy tắc xuất xứ ưu đãi dựa trên chế độ thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác: Việc xác định xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu để hưởng các chế độ thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác thực hiện theo quy tắc xuất xứ của quốc gia nhập khẩu cho những chế độ ưu đãi này. Hướng dẫn cụ thể về việc này cũng được quy định bởi Bộ Công Thương, tuân theo quy tắc xuất xứ áp dụng cho mỗi ưu đãi cụ thể.

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi

Là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa không cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi thuế quan và ưu đãi phi thuế quan. Khi áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống trợ cấp, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, chống bán phá giá, tự vệ, mua sắm Chính phủ và thống kê thương mại.

Hàng hóa được coi là có xuất xứ trong hai trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất hoàn toàn tại một quốc gia, một nhóm quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, theo các trường hợp sau:

  • Cây trồng và sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
  • Động vật sống sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
  • Các sản phẩm từ động vật sống đã nêu.
  • Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
  • Khoáng sản và chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê ở trên, được chiết xuất hoặc lấy từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
  • Sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải của một quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác theo luật pháp quốc tế.
  • Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác từ vùng biển bằng tàu đăng ký ở quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
  • Các sản phẩm được chế biến hoặc sản xuất trên tàu từ các sản phẩm nêu trên, đăng ký ở quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó
  • Các vật phẩm thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó, không còn thực hiện chức năng ban đầu, không khắc phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc sử dụng làm nguyên liệu, vật liệu thô hoặc tái chế.
  • Các sản phẩm thu được hoặc sản xuất từ các sản phẩm nêu trên tại quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
Các loại quy tắc xuất xứ hàng hóa
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi áp dụng cho hàng hóa không cam kết

Trường hợp thứ hai, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất hoàn toàn tại một quốc gia, một nhóm quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng tiêu chí xuất xứ trong Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.

Với những thông tin về xuất xứ hàng hóa mà Hữu Toàn Logistics chia sẻ, hy vọng doanh nghiệp đã có thêm những thông tin tham khảo hữu ích cho quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Qúy khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Thông tin liên hệ:

  • Hữu Toàn Logistics
  • Địa chỉ: 5/219 Thủ Khoa Huân, Tổ 4A, Hòa Lân 1, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.
  • Hotline: 0937707327
  • Email: Info@huutoanlogistics.com
  • Website: https://huutoanlogistics.com
5/5 - (1 bình chọn)