Xây dựng mẫu nhà xưởng 500m2 cần ngân sách bao nhiêu? Nên chọn loại nhà xưởng nào? Là câu hỏi nhận được nhiều quan tâm từ các doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô sản xuất.
Trong bài viết này, Hữu Toàn Logistics sẽ gửi đến bạn thông tin chi tiết các chi phí khi xây dựng nhà xưởng. Cũng như các mẫu nhà xưởng 500m2 mới nhất, giúp quý khách có thể lên kế hoạch tài chính hiệu quả nhất cho dự án kho xưởng của mình.
Chi phí thi công nhà xưởng diện tích 500m2
Công thức tính chi phí xây nhà xưởng
Dự toán chi phí trước khi xây xưởng giúp doanh nghiệp nắm rõ ngân sách cần chuẩn bị. Cách tính chi phí cho mẫu nhà xưởng 500m2 tương tự như tính chi phí thi công các mẫu nhà xưởng khác.
Công thức cơ bản là:
Tổng chi phí xây dựng nhà xưởng = Tổng diện tích xây dựng x Đơn giá thi công hoàn thiện.
Trong đơn giá thi công hoàn thiện sẽ bao gồm các khoản phí như vật tư, nhân công, máy móc và các chi phí khác. Đơn giá xây xưởng thép tiền chế dao động từ 1.500.000 VNĐ đến 2.500.000 VNĐ trên mỗi mét vuông.
Chi phí xây mẫu nhà xưởng 500m2 chi tiết từng hạng mục
Tính chi phí xây nhà xưởng 500m² theo từng hạng mục giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể về ngân sách cần chuẩn bị và các khoản phí phát sinh. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và yêu cầu của từng dự án, chi phí có thể thay đổi.
Chi phí thiết kế
Đối với nhà xưởng thép tiền chế có diện tích 500m2, phí thiết kế sẽ dao động từ 40.000 đến 80.000 VNĐ/m². Như vậy, tổng chi phí thiết kế cho loại nhà xưởng này sẽ vào khoảng 20.000.000 VNĐ – 40.000.000 VNĐ.
Phí thi công móng và nền
Phí thi công móng nền cho nhà xưởng thép tiền chế 500m² trở xuống thường khoảng 200.000.000 VNĐ cho móng đơn. Tuy nhiên, chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện địa chất của khu vực xây dựng. Đối với các khu đất có nguy cơ sụt lún, móng nền cần được thiết kế kiên cố hơn, làm tăng chi phí thi công.
Chi phí thi công nền nhà xưởng
Diện tích nền | 500m² | Ghi chú |
Đơn giá (VNĐ/m²) | 165.000 | Mức tiêu chuẩn thấp nhất, không có lớp phủ |
Thành tiền (VNĐ) | 82.500.000 – 99.000.000 |
Lưu ý: Chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo chất lượng đất nền, độ dày lớp nền và loại nguyên liệu sử dụng.
Phí thi công kết cấu khung thép
Thi công kết cấu khung thép bao gồm các hạng mục như khung kèo, hệ thống giằng cột, xà, mái và bu lông liên kết móng.
Đơn giá của khung thép nhà xưởng thường khoảng 750.000 VNĐ. Do đó, với diện tích 500m2 – 600m2 thì chi phí thi công kết cấu khung thép sẽ rơi vào khoảng 375.000.000 – 450.000.000 VNĐ.
Lưu ý: Đơn giá đã bao gồm phí vật liệu, nhân công và quản lý. Mức giá có thể thay đổi tùy theo từng loại thép sử dụng.
Chi phí thi công hệ thống mái tôn
Thi công hệ thống mái tôn bao gồm lợp tôn mái, làm ống thoát nước, máng thoát nước, xà gồ thưng tường và tôn thưng tường.
Hạng mục | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá (VNĐ) |
Tôn mái | m² | 505 | Khoảng 250.000.000 |
Ống thoát nước | m² | 95 | |
Máng thoát nước | m² | 100 | |
Xà gồ thưng tường | m² | 500 | |
Tôn thưng | m² | 465 | |
Xà gồ cửa sổ chớp | Bộ | 15 |
Lưu ý: Giá cả có thể thay đổi tùy theo giá vật liệu, loại tôn sử dụng và chiều cao của hệ thống mái tôn.
Phí thi công tường bao
Thi công tường bao có thể sử dụng tường gạch bê tông hoặc tấm panel làm vách tường. Tùy thuộc vào nhu cầu của chủ đầu tư. Tường panel mang lại nhiều lợi ích như cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt, chi phí rẻ và dễ tái sử dụng sau khi tháo dỡ.
Chi phí thi công hệ thống cửa nhà xưởng
Hệ thống cửa nhà xưởng bao gồm cửa chính, cửa phụ và cửa sổ chớp.
- Cứa chính thường có mức giá 45.000.000 VNĐ/m2
- Cửa phụ khoảng 15.000.000 VNĐ/m2
- Cửa sổ chớp khoảng 1.200.000 VNĐ/m2
Lưu ý: Giá có thể thay đổi tùy theo số lượng cửa phụ, cửa sổ chớp và loại vật liệu làm cửa.
Xem thêm bài viết:
Top các mẫu nhà xưởng 200m2 tiện lợi, mới nhất hiện nay
20+ mẫu nhà xưởng 300m2 tối ưu không gian, tiết kiệm chi phí
6 yếu tố ảnh hưởng đến phí xây dựng mẫu nhà xưởng 500m2
Loại hình mẫu nhà xưởng 500m2
Quy mô xưởng
Quy mô xưởng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng nhà xưởng. Một nhà xưởng có quy mô lớn sẽ đòi hỏi nhiều vật liệu và lao động hơn so với một nhà xưởng nhỏ.
Vì vậy, khi tính toán chi phí, bạn cần xác định được quy mô cụ thể của nhà xưởng. Bao gồm diện tích, chiều cao, số tầng… Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quy mô và chi phí cần thiết cho công trình.
Mẫu thiết kế nhà xưởng
Mẫu thiết kế cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc tính toán chi phí xây dựng nhà xưởng 500m2. Việc lựa chọn mẫu thiết kế xưởng phù hợp giúp tối ưu hóa chi phí và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
Các yếu tố cần lưu ý khi chọn mẫu thiết kế nhà xưởng gồm: kiểu dáng, hình dạng, vị trí cửa ra vào, khoảng không gian bên trong… Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các mẫu thiết kế đã được sử dụng và có hiệu quả cho các công trình tương tự để có thêm những ý tưởng cho công trình của mình.
Loại vật liệu xây dựng mẫu nhà xưởng 500m2
Việc lựa chọn loại vật liệu xây dựng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng nhà xưởng. Ngoài việc tính toán chi phí vật liệu, bạn cần xem xét tính năng và độ bền của từng loại vật liệu để có thể chọn được loại vật liệu phù hợp nhất cho công trình của doanh nghiệp bạn.
Đối với các mẫu nhà xưởng 500m2, các loại vật liệu thông dụng bao gồm: thép, bê tông, gạch, cát, đá, ngói… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại vật liệu mới như tấm lợp sinh thái, tấm ốp PVC… để tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cho công trình.
Thời gian thi công
Thời gian thi công cũng là yếu tố cần xem xét khi tính toán chi phí xây dựng mẫu nhà xưởng 500m2. Việc kéo dài thời gian thi công sẽ tăng chi phí do cần sử dụng nhiều lao động và vật liệu hơn.
Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể lựa chọn các mẫu nhà xưởng có thiết kế sẵn hoặc yêu cầu đơn vị thi công thiết kế theo ý muốn. Ngoài ra, việc thuê các đơn vị thi công có kinh nghiệm cũng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và đảm bảo tính chuyên nghiệp cho công trình.
Đơn vị thi công, xây dựng
Việc lựa chọn đơn vị thi công, xây dựng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng xưởng. Bạn cần tìm hiểu kỹ về đơn vị thi công, đảm bảo tính chất lượng và uy tín của công ty trước khi quyết định giao dự án cho họ.
Các yếu tố cần xem xét khi chọn đơn vị thi công gồm: dịch vụ, kinh nghiệm, giá thành… Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những khách hàng đã sử dụng dịch vụ của công ty đó để có được cái nhìn tổng quan và quyết định đúng đắn.
Một số mẫu nhà xưởng 500m2 đơn giản, tiện dụng
Mẫu nhà xưởng tiền chế 500m2
Nhà xưởng tiền chế 500m2 đang trở thành lựa chọn phổ biến nhờ vào những ưu điểm vượt trội. Loại nhà xưởng này giúp giảm thiểu thời gian thi công đáng kể. Đồng thời chi phí xây dựng cũng thấp hơn so với nhà xưởng bê tông cốt thép. Với chi phí tiết kiệm và thời gian thi công nhanh chóng, nhà xưởng tiền chế vẫn đảm bảo chất lượng và độ an toàn cao cho công trình.
Mẫu nhà xưởng 500m2 cao tầng
Doanh nghiệp ngày nay có nhu cầu sản xuất rất phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào diện tích đất, quy mô sản xuất và các yêu cầu về giấy phép, nhà đầu tư có thể lựa chọn thiết kế nhà xưởng cao tầng như 2 tầng, 3 tầng hoặc thậm chí nhiều hơn. Việc xây dựng nhà xưởng cao tầng giúp tối ưu hóa không gian sản xuất và đáp ứng tốt hơn nhu cầu mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.
Mẫu nhà xưởng mái vòm diện tích 500m2
Nhà xưởng mái vòm 500m2 rất được ưa chuộng hiện nay nhờ vào thiết kế bền vững. Cùng với khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa bão. Kết cấu mái vòm không chỉ mang lại độ bền cao mà còn tạo ra không gian thoáng rộng, phù hợp cho nhiều ngành sản xuất.
Nhà xưởng 500m2 bê tông cốt thép
Nhà xưởng 500m2 bê tông cốt thép có chi phí xây dựng cao nên không phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp cần sự chắc chắn và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn. Điển hình như như xưởng may, nhà kho có yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, thì đây lại là lựa chọn lý tưởng. Những ngành nghề đặc thù này thường yêu cầu nhà xưởng phải là bê tông cốt thép để đảm bảo an toàn và chất lượng sản xuất.
Tóm lại, việc tính toán chi phí xây dựng mẫu nhà xưởng 500m2 là rất quan trọng để đảm bảo dự án được thực hiện hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bạn cần lưu ý các yếu tố như loại hình nhà xưởng, quy mô, mẫu thiết kế, loại vật liệu, thời gian thi công và đơn vị thi công để có thể tính toán và quản lý chi phí hiệu quả.
Còn đối với các doanh nghiệp có nguồn ngân sách hạn chế, doanh nghiệp có thể tham khảo các dịch vụ cho thuê nhà kho xưởng sẽ tối ưu hơn.
QUAN TÂM ZALO CHÚNG TÔI, ĐỂ NHẬN MIỄN PHÍ 1 THÁNG THUÊ KHO Chính sách miễn phí này có thời hạn. Bạn nên đăng ký trước và sử dụng sau, khi nào có nhu cầu. Đừng đợi đến lúc cần thì cơ hội này có thể không còn nữa. Thông tin liên hệ: