Trong chuỗi cung ứng, kho hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng và gần như không thể thiếu trong doanh nghiệp, đây là nơi lưu trữ hàng hóa và thực hiện các công đoạn từ nhập hàng đến xuất hàng. Tuy vậy vẫn có rất nhiều chủ doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về kho hàng là gì? Chức năng của kho hàng. Vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc đó.

Kho hàng là gì?

Kho hàng ( Warehouse) là không gian nhất định thực hiện việc lưu trữ, bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm công nghiệp. Nhằm mục đích phục vụ sản xuất hoặc cung ứng hàng cho khách hàng với dịch vụ tốt nhất và chi phí tốt nhất.

Kho chứa hàng thường được xây dựng ở những nơi rộng rãi như thị xã, ngoại ô thành phố, gần với sân bay  cảng biển hay các đầu mối giao thông. Điều này đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hoá khi cần thiết và phân phối hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Chức năng chính của kho hàng là lưu trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hóa để cung ứng cho khách hàng nên toàn bộ quy trình đều khép kín và bảo mật, để tránh hư hỏng và thất thoát hàng hóa. Kho hàng đa dạng hình thức để phù hợp lưu trữ với nhiều sản phẩm hàng hoá khác nhau, vì vậy việc lựa chọn phải dựa vào những yếu tố và đặc tính của hàng hoá.

Kho hàng là gì?

Chức năng của kho hàng

Trong lĩnh vực Logistics kho hàng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hóa. Ngoài kho hàng còn đóng vai trò quan trọng trong:

Chứa hàng hóa

Đây là chức năng đầu tiên và cũng là chức năng chính của kho hàng là dùng để tập kết hay gom hàng, nguyên liệu, vật tư,… được nhập từ các nơi khác nhau về 1 chỗ (kho của doanh nghiệp).   

Các doanh nghiệp thông thường sẽ nhập sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau về kho của doanh nghiệp. Thay vì việc để hàng bừa bãi, mỗi nơi để một chút, thì doanh nghiệp ưu tiên việc tập kết hàng hóa về một địa điểm tại kho.

Các kho bãi này liên tục hoạt động để di dời hàng đến những khu vực, địa điểm cần thiết để bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng.

Phân loại hàng hóa

Phân loại hàng hóa là vai trò tiếp theo của kho hàng, việc phân loại hàng hóa luôn là vấn đề nhức nhối của nhiều doanh nghiệp, nếu không phân loại hàng hóa kỹ lưỡng doanh nghiệp khó có thể quản lý từng mặt hàng. 

Kho bãi đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hỗ trợ tách biệt sản phẩm, hàng hóa và ghép nhiều loại hàng hóa khác nhanh thành từng lô hàng hoàn chỉnh.

Phân bố hàng hóa vào từng loại kho để đảm bảo phù hợp với điều kiện bảo quản tốt nhất và sẵn sàng cho đáp ứng quá trình xuất nhập.

Quản lý hàng hóa

Việc xây dựng kho bãi hoàn chỉnh giúp chúng ta dễ dàng trong việc quản lý và kiểm soát hàng hóa từ quy trình xuất khẩu đến chất lượng hàng đi, hàng về cũng trở nên đơn giản, nhanh chóng và gọn gàng hơn. Hạn chế tối thiểu được những sai sót trong quá trình vận đặc biệt thuận tiện trong việc kiểm kê lại số lượng, chất lượng. Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà kho tổ chức các khu vực riêng biệt để phục vụ từng loại sản phẩm.

Chức năng của kho hàng

Lưu trữ hàng hóa

Một trong những chức năng chính của kho chính là lưu trữ hàng hóa. Nhờ kho hàng, các hàng hóa hạn chế được tình trạng bị hư hại, mất mát, bảo quản hàng hóa an toàn theo những tiêu chuẩn nhất định.

Tất cả các sản phẩm mà doanh nghiệp đưa vào kho đều được lưu trữ an toàn đảm bảo hàng hóa được nguyên vẹn về chất lượng và cả số lượng, tránh sự tác động của môi trường bên ngoài trong suốt quá trình xuất và nhập. Suy cho cùng, mục đích cuối cùng của việc lưu giữ là mong hàng hoá trọn vẹn như ban đầu.

Xem thêm bài viết:

Danh sách mã Kho hàng Nội Bài mới nhất 2024

Kho Smart Shopee ở đâu? Đơn hàng đến kho bao lâu nhận hàng?

Tầm quan trọng của kho hàng

Kho lưu trữ hàng hóa là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. Chúng ta cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của kho hàng dưới đây:

  • Đảm bảo tính liên tục: Kho hàng đóng vai trò điều tiết hàng hóa, trước tình hình biến động của thị trường kho hàng đóng vai trò đảm bảo tính ổn định, việc lưu trữ sẵn một lượng sản phẩm nhất định, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong tình huống phát sinh thiếu hụt hay các sự cố chậm trễ.
  • Kiểm soát lượng hàng tồn: Việc kiểm soát lượng hàng tồn đối với từng mặt hàng là rất quan trọng và cần thiết giúp doanh nghiệp kiểm soát tồn kho chặt chẽ hơn và có những giải pháp cho lượng hàng tồn hợp lý hơn.
  • Kiểm soát, đảm bảo chất lượng nguồn hàng: Đây được coi là một trong những lý do mà kho lưu trữ hàng hoá được sử dụng rộng rãi là vì kho có khả năng bảo quản ổn định. Nhờ vậy, sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, từ côn trùng đến điều kiện kém an toàn như nhiệt độ, độ ẩm cao.
  • Tăng khả năng tiếp cận: Với những sản phẩm ở vị trí trung tâm, thiết kế dành cho kệ kho hàng chuyên nghiệp điều này giúp việc đóng gói, phân phối và lưu trữ trở nên dễ dàng hơn, đây cũng là một trong những quan trọng của kho hàng.
  • Kho hàng ảnh hưởng đến khâu luân chuyển: Kho không chỉ là địa điểm lưu trữ sản phẩm mà chúng còn đảm bảo hoàn thành đơn đặt hàng đúng kỳ hạn, đảm bảo hàng hóa được an toàn. Kho bãi được sắp xếp, tổ chức cẩn thận mang đến sự thuận tiện trong quá trình đóng gói và vận chuyển.

Các loại kho hàng hóa trong logistics

Dưới đây là 3 loại kho phổ biến trong logistics gồm:

Phân loại theo đặc điểm ngành hàng

  • Kho nguyên liệu: Kho thường đặt gần nhà máy sản xuất hoặc nơi tiếp nhận hàng hóa nhanh chóng. 
  • Kho bán thành phẩm: Nằm bên trong nhà máy sản xuất để hoàn thiện thành phẩm cuối cùng.  
  • Kho thành phẩm: Kho chứa hàng thành phẩm cuối cùng, vai trò chính của kho là phục vụ mục tiêu thương mại, thường đặt ở khu vực đem đến giá trị kinh tế cao. 
  • Kho phụ tùng: Đây là kho chuyên chứa các phụ tùng thay thế nhằm phục vụ nhu cầu bảo trì.  
  • Kho vật liệu phụ trợ: Chứa các thiết bị vật liệu phụ trợ phục vụ trong sản xuất. 

Phân loại theo chức năng 

  • Kho ngoại quan: Được dùng để lưu trữ tạm thời hàng hóa sau khi đã hoàn tất các thủ tục hải quan và chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập vào Việt Nam.  
  • Kho CFS: Đây là kho để thu gom và chia tách hàng lẻ giúp các chủ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, khi có nhu cầu khai thác chung một đơn vị vận tải. Tại đây, hàng hóa được tập kết/tách rời hàng cho các tổ chức tiếp nhận.  
  • Kho bảo thuế: Đây là nơi lưu trữ hàng hóa đã được thông quan nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng thuế.  
  • Kho tư nhân: Đây là kho thuộc quyền sở hữu của một tổ chức hay còn có tên gọi khác là kho độc quyền.  
  • Kho công cộng: Ngược lại với kho tư nhân thì đây kho hàng thuộc sở hữu của bên thứ ba, cho doanh nghiệp thuê lại với mục đích lưu trữ và phân phối hàng hóa trong thời gian ngắn. 

 Phân loại kho hàng dựa trên đặc nhiệt độ lưu kho 

Thông thường có 2 loại kho chính là 

  • Kho thường: Được dùng để trữ hàng hóa trong điều kiện thông thường, không bị ràng buộc bởi môi trường bảo quản.
  • Kho làm mát hay tên gọi khác kho đông lạnh: Chuyên dùng để lưu trữ sản phẩm đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu cao về trang thiết bị hiện đại. Nhiệt độ điều phối ở mức thấp, đến -60 độ C.

Chức năng của kho hàng

Nguyên tắc trong kho hàng

Trong thời đại đời sống vật chất ngày càng phát triển và tăng cao, nhu cầu sử dụng của con người tăng thì số lượng hàng hóa ngày nhập càng nhiều, số lượng hàng hóa cũng tăng theo. Vì vậy đòi hỏi việc quản lý kho hàng sao cho hiệu quả nhất lại càng cần thiết. Đây là những nguyên tắc cơ bản trong kho hàng hiệu quả.

Thiết kế phòng quản lý gần với khu vực kho hàng 

  • Nên thiết kế phòng quản lý gần với khu vực kho hàng để có thể dễ dàng theo dõi, giám sát hoạt động xuất nhập hàng. Ngoài ra, việc này còn giúp quy trình thực hiện thủ tục được nhanh chóng hơn.  

Sắp xếp hàng hoá một cách khoa học 

  • Việc đầu tiên cần đó chính là nhân viên cần điều phối xe nâng sắp xếp hàng hoá một cách khoa học. Sau đó phân chia các loại hàng, khu vực chứa hàng giúp người quản lý sẽ thoải mái tìm kiếm, kiểm tra sản phẩm nếu cần thiết.  

Ứng dụng các phương pháp quản lý kho thông minh 

  • Hiện nay, có hai phương pháp quản lý kho được sử dụng trên thế giới và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng đó chính là FIFO và LIFO.
  • FIFO có nghĩa là nhập trước – xuất trước, tức hàng hoá nhập vào trước thì ưu tiên xuất trước.
  • LIFO ngược lại với FIFP thì phương pháp này nhập sau – xuất trước, nghĩa là sản phẩm mới nhập gần đây sẽ được xuất trước. 
  • Tuỳ vào mục đích mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.  

Nguyên tắc trong kho hàng

Thiết lập định mức tồn kho tối ưu

  • Định mức tồn kho là số lượng hàng mà doanh nghiệp cần duy trì để ổn định hoạt động kinh doanh. Thông thường, sẽ tuân theo quy tắc hàng hóa không được quá nhiều hoặc quá ít.
  • Thiết lập định mức tồn kho tối ưu thì người phụ trách phải chắc chắn hàng hoá không ít hơn ngưỡng tối thiểu và không vượt ngưỡng tối đa.  

Tính vòng quay tồn kho

  • Thông thường người quản lý sau khi biết số lượng nhập hàng trong một kỳ, cần phải ước tính số hàng tồn kho sẽ cần bao nhiêu thời gian để bán hết. 
  • Nhờ vào việc tính toán đó giúp doanh nghiệp dễ dàng dự đoán thị trường và lên kế hoạch nhập hàng chính xác.  

Kiểm tra kho hàng định kỳ 

  • Đây là hoạt động vô cùng quan trọng và không thể thiếu với các nhà quản lý kho khi biết số lượng nhập hàng trong một kỳ.
  • Người phụ trách định ký một lần cần kiểm tra tình hình kho bãi (dột, mối,…) và tình hình hàng hoá (mất mát, hư hại,…). Từ đó so sánh với bản thống kê ban đầu rồi đưa ra hướng giải quyết phù hợp.  

Hy vọng rằng bài viết trên đây hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về các chức năng cũng như tầm quan trọng của kho hàng. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin. Qúy khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê kho bãi chất lượng hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

  • Hữu Toàn Logistics
  • Địa chỉ: 5/219 Thủ Khoa Huân, Tổ 4A, Hòa Lân 1, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.
  • Hotline: 0937707327
  • Email: Info@huutoanLogistics.com
  • Website: https://huutoanlogistics.com
5/5 - (2 bình chọn)