Cách hạch toán nghiệp vụ hàng nhập kho diễn ra thường xuyên trong doanh nghiệp. Kế toán cần nắm vững quy trình mua hàng và cách hạch toán các nghiệp vụ này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về hạch toán mua hàng nhập kho Hữu Toàn Logistics đúng quy định mới nhất.

Hạch toán mua hàng là gì?

Hạch toán mua hàng là quá trình quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động kinh tế, nhằm quản lý chặt chẽ các biến động về dòng tiền, nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp.

Nguyên tắc thực hiện hạch toán mua hàng:

  • Sử dụng tài khoản để phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa mua vào, hàng hóa nhập kho hoặc sử dụng trong kỳ. Tài khoản 611 “Mua hàng” chỉ áp dụng cho doanh nghiệp thực hiện kế toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
  • Giá trị nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa mua vào được phản ánh trên tài khoản 611 “Mua hàng” theo nguyên tắc giá gốc
  • Trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, doanh nghiệp kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ để xác định số lượng và giá trị nguyên vật liệu, sản phẩm, công dụng cụ tồn kho để xác định giá trị xuất vào sử dụng và xuất bán trong kỳ
  • Khi mua nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa, căn cứ vào hóa đơn mua hàng, vận chuyển, phiếu nhập kho, thuế nhập khẩu, để ghi nhận giá gốc hàng mua vào tài khoản 611 “Mua hàng”. Xuất bán hoặc sử dụng sẽ ghi một lần vào cuối kỳ kế toán dựa trên cơ sở kiểm kê
  • Mở sổ để hạch toán giá gốc hàng tồn kho khi mua vào theo công dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa

Hạch toán mua hàng là gì?

Nội dung phản ánh về tài khoản 611

Dựa vào khoản 2 của Điều 60 trong Thông tư 133/2015/TT-BTC, xác định cấu trúc và nội dung phản ánh của tài khoản 611 trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Xem thêm:

Đối với bên nợ, quá trình hạch toán mua hàng được thực hiện như sau:

  • Kết chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ từ tồn đầu kỳ dựa trên kết quả kiểm kê
  • Ghi nhận giá gốc của hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ mua trong kỳ

Đối với bên có, quá trình hạch toán mua hàng như sau:

  • Kết chuyển giá gốc của hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ từ tồn cuối kỳ dựa trên kết quả kiểm kê
  • Ghi nhận giá gốc của hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ xuất để sử dụng trong kỳ hoặc giá gốc của hàng hóa xuất bán nhưng chưa xác định đã bán trong kỳ
  • Ghi nhận giá gốc của nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa mua vào để trả lại người bán hoặc giảm giá

Nội dung phản ánh về tài khoản 611

Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 611 – Mua hàng gồm hai tài khoản cấp 2, hạch toán như sau:

  • Tài khoản 6111 – Mua nguyên liệu, vật liệu: Được sử dụng để phản ánh giá trị của nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa mua vào và xuất sử dụng trong kỳ kế toán. Cũng được sử dụng để kết chuyển giá trị từ tồn kho đầu kỳ đến tồn kho cuối kỳ
  • Tài khoản 6112 – Mua hàng: sử dụng để phản ánh giá trị của hàng hóa mua vào và xuất bán trong kỳ, cũng như để kết chuyển giá trị từ tồn kho đầu kỳ đến tồn kho cuối kỳ

Hạch toán mua hàng nhập kho đúng quy định

Hướng dẫn cách hạch toán mua hàng hóa khi nhập kho theo đúng hóa đơn, tuân thủ theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên.

Đối với doanh nghiệp tuân theo chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC:

  • Giá mua hàng hóa được ghi nhận tại tài khoản 1561 “Giá mua hàng hóa”
  • Chi phí mua hàng hóa được hạch toán tại tài khoản 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”
  • Hàng hóa bất động sản sẽ được phản ánh tại tài khoản 1567 “Hàng hóa bất động sản”

Nếu doanh nghiệp tuân theo chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC:

Giá mua hàng hóa, chi phí mua hàng hóa và hàng hóa bất động sản sẽ đồng thời được phản ánh tại tài khoản 156 “Hàng hóa”.

Hạch toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC, quy trình hạch toán mua hàng hóa được thực hiện như sau:

Phản ánh giá mua hàng hóa:

Khi hàng hóa được mua từ bên ngoài và nhập kho, doanh nghiệp thực hiện hạch toán như sau, tùy thuộc vào việc thuế GTGT đầu vào có được khấu trừ hay không:

Thuế GTGT khấu trừ:

  • Nợ TK 1561 – Giá mua hàng hóa
  • Nợ TK 1331 – Thuế GTGT
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Thuế GTGT không khấu trừ:

  • Nợ TK 1561 – Giá mua hàng hóa
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Hạch toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Lưu ý: Trong trường hợp mua có thiết bị, phụ tùng thay thế hoặc có bao bì đi kèm tính tiền riêng, khi nhập kho:

Thuế GTGT khấu trừ:

  • Nợ TK 1532- Bao bì luân chuyển
  • Nợ TK 1534 – Phụ tùng, thiết bị
  • Nợ TK 1331 – Thuế GTGT
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Thuế GTGT không khấu trừ:

  • Nợ TK 1532- Bao bì luân chuyển
  • Nợ TK 1534 – Phụ tùng, thiết bị
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Phản ánh phí thu mua hàng hóa:

Khi phát sinh chi phí thu mua hàng hóa, doanh nghiệp thực hiện hạch toán như sau, tùy thuộc vào việc thuế GTGT đầu vào có được khấu trừ hay không:

Thuế GTGT được khấu trừ:

  • Nợ TK 1562 – Chi phí mua hàng
  • Nợ TK 1331 – Thuế GTGT
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, hạch toán như sau:

  • Nợ TK 1562 – Chi phí mua hàng
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Hàng hóa bất động sản:

Khi mua hàng hóa bất động sản để bán, doanh nghiệp phản ánh giá mua và chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa bất động sản như sau:

Thuế GTGT khấu trừ:

  • Nợ TK 1567 – Hàng bất động sản
  • Nợ TK 1332 – Thuế GTGT
  • Có các TK 111, 112, 331

Thuế GTGT không được khấu trừ:

  • Nợ TK 1567 – Hàng bất động sản
  • Có các TK 111, 112, 331

Hạch toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Nếu doanh nghiệp tuân theo chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC, quy trình hạch toán mua hàng hóa được thực hiện như sau:

Phản ánh giá mua hàng hóa:

Khi mua hàng hóa từ bên ngoài và nhập kho, doanh nghiệp thực hiện hạch toán như sau, tùy thuộc vào việc thuế GTGT đầu vào có được khấu trừ hay không:

Thuế GTGT khấu trừ:

  • Nợ TK 156 – Hàng hóa
  • Nợ TK 1331 – Thuế GTGT
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, thực hiện như sau:

  • Nợ TK 156 – Hàng hóa
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Lưu ý: Trong trường hợp mua có thiết bị, phụ tùng thay thế hoặc có bao bì đi kèm tính tiền riêng, khi nhập kho, ghi:

Thuế GTGT khấu trừ:

  • Nợ TK 153 – Bao bì luân chuyển
  • Nợ TK 153 – Thiết bị, phụ tùng
  • Nợ TK 1331 – Thuế GTGT
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Thuế GTGT không khấu trừ:

  • Nợ TK 153 – Bao bì luân chuyển
  • Nợ TK 153 – Thiết bị, phụ tùng
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Hạch toán mua hàng nhập kho đúng quy định

Phản ánh phí mua hàng hóa:

Khi phát sinh chi phí thu mua hàng hóa, doanh nghiệp thực hiện hạch toán như sau, tùy thuộc vào việc thuế GTGT đầu vào có được khấu trừ hay không:

Thuế GTGT khấu trừ:

  • Nợ TK 156 – Hàng hóa
  • Nợ TK 1331 – Thuế GTGT
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Thuế GTGT không khấu trừ:

  • Nợ TK 156 – Hàng hóa
  • Có các TK 111, 112, 141, 331

Hàng hóa bất động sản:

Khi mua hàng hóa bất động sản để bán, doanh nghiệp phản ánh giá mua và các chi phí liên đến mua hàng hóa bất động sản như sau, tùy thuộc vào việc thuế GTGT đầu vào có được khấu trừ hay không:

Thuế GTGT khấu trừ:

  • Nợ TK 156 – Hàng hóa
  • Nợ TK 1332 – Thuế GTGT
  • Có các TK 111, 112, 331

Thuế GTGT không khấu trừ:

  • Nợ TK 156 – Hàng hóa
  • Có các TK 111, 112, 331

Như vậy, công việc hạch toán hàng nhập khó là một nghiệp vụ không khó nhưng yêu cầu kế toán phải nắm được các quy định và áp dụng theo từng trường hợp chính xác. Hy vọng qua bài viết mà Hữu Toàn – Công ty cho thuê kho xưởng chia sẻ, bạn đã nắm được thông tin về cách hạch toán mua hàng nhập kho để làm việc hiệu quả và chính xác.

Thông tin liên hệ:

  • Hữu Toàn Logistics
  • Địa chỉ: 5/219 Thủ Khoa Huân, Tổ 4A, Hòa Lân 1, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam.
  • Hotline: 0937707327
  • Email: Info@huutoanLogistics.com
  • Website: https://huutoanlogistics.com
5/5 - (1 bình chọn)